Thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT DỊCH VỤ TÂM THỊNH PHÁT

N h à c u n g c p đ n g c ơ đ i n v à t h i ế t b c ô n g n g h i p h à n g đ u v d c h v s a u b á n h à n g .
0822.749.339
Tin tức
Thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Thực trạng ô nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh.


    Ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh được biết là rất đa dạng, nhưng trong đó đáng chú ý là tình hình ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí là nghiêm trọng nhất.
     

    1. Ô nhiễm nước tại thành phố Hồ Chí Minh.


    Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 2.000 con kênh rạch trong địa bàn thành phố nay đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân, vì nước tại các con kênh này bị ô nhiễm trầm trọng với các chất thải rắn, nước thải làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ven các con kênh. Các nguồn nước thải từ khu dân cư, nước thải từ các cơ sở chế biến, các khu công nghiệp đổ thẳng vào lòng sông, hồ, kênh rạch khiến dòng nước ở đây đổi màu, bốc mùi và ô nhiễm trầm trọng. 
     

    Tình hình ô nhiễm ở kênh Nhiêu Lộc -  Thị Nghè ngày càng nghiêm trọng.
    Tình hình ô nhiễm ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngày càng nghiêm trọng.


    Hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành TP.HCM có chiều dài khoảng 76km với 5 tiểu lưu vực chính gồm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi, Kênh Tẻ - Bến Nghé, Bến Cát - Vàm Thuật. Theo tính toán, mật độ kênh rạch khu vực các quận nội thành hiện đang ở mức rất thấp và không có lợi cho việc thoát nước. đáng lưu ý một số kênh do nạo vét quá sâu nhưng bề rộng mặt cắt bị thu hẹp đến 50%. Theo thống kê hiện nay có đến 60%-70% chiều dài của các tuyến kênh trong nội thành bị ô nhiễm nặng, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và coliform.

    Trong đó, theo thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên 24 quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ xử lý qua sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường. Các chất thải công nghiệp làm cho nhiều con sông, kênh rạch tại thành phố đã chết, sức khỏe người dân khu vực lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

    Nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại thành phố trở nên nghiêm trọng hơn. Một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư không quan tâm đến vấn đề này mà thải trực tiếp các chất thải sinh hoạt vào các con kênh quanh khu vực mình ở một cách vô ý thức. Theo như nghiên cứu điều tra của Tổng cục môi trường thi Hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc đều xấp xỉ hoặc thấp hơn so với QCVN 08:2008, cột B1. Đặc biệt, tại các điểm quan trắc ở kênh rạch nội và ngoại ô đều khá thấp, nhất là ở khu vực cầu Xáng (0,19 mg/l – nước lớn). Con kênh Gò Công đã thành kênh nước đen từ nhiều năm nay. Kênh Tân Hóa - Lò Gốm đang được kè, nạo vét hết sức ì ạch, là nỗi bức xúc của người dân các quận 6, 11, Bình Tân,… Nhiều năm nay, con kênh ô nhiễm này chủ yếu do nước thải và rác thải sinh hoạt của chính người dân hai bên bờ xả ra.
     

    Các con sông trong địa bàn thành phố tràn ngập rác thải và đổi màu.
    Các con sông trong địa bàn thành phố tràn ngập rác thải và đổi màu.


    Theo thống kê thì những con kênh, rạch bị ô nhiễm nặng nề nhất phải kể đến là rạch Phan Văn Hân (Q. Bình Thạnh), rạch Xuyên Tâm (Q. Bình Thạnh), kênh Tẻ (Q.7),... Đi dọc các tuyến kênh rạch đó, không khó khăn gì để ghi nhận hình ảnh rác thải, bao bì tràn ngập hai bờ, dưới chân cầu và miệng cống. Sau những trận mưa lớn mùi rác thải bốc lên hôi thối, nồng nặc ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Bao bì, ni lông chất thành từng đống là môi trường sống thuận lợi cho ruồi muỗi, sâu bọ và nguy cơ bùng phát hàng loạt dịch bệnh.

    Những con kênh, rạch đang ngày càng chết dần chết mòn vì rác thải, những tuyến phố ngập tràn bao bì, ni lông đang là bài toán nhức nhối cho chính quyền và người dân TP.HCM trong những năm gần đây.

    2. Ô nhiễm không khí.


    Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước còn vấn đề ô nhiễm không khí cũng đáng lo ngại và ngày càng gia tăng. Ô nhiễm không khí tại địa bàn thành phố chủ yếu là do bụi lơ lửng và từ các hoạt động của phương tiện giao thông gây ra. Theo số liệu quan trắc về chất lượng không khí thấy rằng nồng độ CO trong không khí có xu hướng giảm dần. Nhưng 6 tháng đầu năm, nồng độ CO được ghi nhận tăng vọt ở nhiều điểm như An Sương,  ngã tư Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp,… 

    Tại Gò Vấp, nồng độ bụi trung bình năm 2014 là 447 microgam/m3 thì hiện tại là hơn 496 microgam. Đặc biệt, tại ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, từ mức 486 microgam năm 2014 tăng lên 613,83 microgam/m3... Nồng độ bụi đã vượt qua quy chuẩn của VIệt Nam từ 1,2 - 2,2 lần. 
     

    Tình hình giao thông tại khu vực thành phố khá đông đúc làm ô nhiễm bầu không khí tại các giờ cao điểm.
    Tình hình giao thông tại khu vực thành phố khá đông đúc làm ô nhiễm bầu không khí tại các giờ cao điểm.


    Toàn thành phố bị bao trùm trong làn sương mù dày đặc bao phủ cả thành phố đến tận trưa. Theo đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, do không khí ô nhiễm nên xảy ra hiện tượng mù khô. Đơn vị này cũng khuyến cáo người dân khi ra đường nên mang khẩu trang. Đặc biệt là trẻ em, sức đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Với chất lượng không khí kém như vậy người dân nên chú ý khi đi ra đường. 

    Tại khu vực tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp như khu vực quanh nhà máy thép Thủ Đức và Xi măng Hà Tiên, hoặc các khu vực đang được thi công cơ sở hạ tầng như tại khu Trường Chinh - Tân Bình, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Phú Nhuận, cầu Thủ Thiêm - quận 1,… Nồng độ bụi luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. 

    Tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường lớn luôn là vấn đề nhức nhối và thường xuyên hơn. Tại các đoạn đường trên đường Cách Mạng tháng tám, đường Cộng Hòa,... Luôn luôn diễn ra tình trạng kẹt xe, làm cho nồng độ bụi tại khu vực này tăng cao, tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực này cũng nghiêm trọng hơn.
     

    3. Các ô nhiễm khác.


    Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí thì thành phố Hồ Chí Minh còn phải đối mặt với các loại ô nhiễm khác như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng,...
     

    Thành phố Hồ Chí Minh không có ban đêm
    Thành phố Hồ Chí Minh không có ban đêm.


    Về ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn thành phố, theo thống kê thì tại 150 điểm của 30 tuyến đường tại trung tâm thành phố, tiếng ồn ở mọi lúc mọi nơi đều vượt mức cho phép. Theo kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa qua cũng cho thấy, tất cả số lần đo ở 6 trạm quan trắc đều cho kết quả tiếng ồn đạt tới 85 decibels (dBA), trong đó ngưỡng vượt tiếng ồn cho phép cao nhất là 75 dBA. Điểm có mức độ ồn cao nhất hiện nay là ngã tư An Sương, “thủ phạm” chủ yếu là do lượng xe tải, xe cơ giới qua lại đông gây cộng hưởng tiếng ồn quá lớn.

    Bên cạnh đó, ô nhiễm ánh sáng cũng là vấn đề đáng báo động vì hầu hết các tuyến đường trên thành phố Hồ Chí Minh đều được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng 24/24. Đèn từ các biển hiệu quảng cáo có công suất từ 100W đến 500W sáng suốt đêm. Hầu như những tuyến phố chính như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Trãi,… không có bóng tối, khiến cho người dân choáng ngợp trước thứ ánh sáng đủ sắc màu mỗi khi đêm xuống. Ánh sáng điện là rất cần thiết cho cuộc sống con người nhưng nếu quá lạm dụng nó thì sẽ phản tác dụng, tại các thành phố "không ngủ" người dân nơi đây thường mắc các chứng bệnh về thị lực, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể,…